Kỹ thuật thao tác với NVDA (Phần 2)

Thứ hai - 18/09/2017 23:42
Khái niệm về đối tượng Đối tượng là 1 khái niệm chỉ một thành phần xuất hiện trên một cửa sổ ứng dụng hay trong Windows.
Khi thao tác trên một cửa sổ thông thường ta thường thấy có một số đối tượng phổ biến như:
-Thanh tiêu đề (có các mục con như các nút: Close, Maximize, minimize)
-Các menu
-Thanh công cụ và các mục con
-Các button, Edit box, list box, list view, tree view, combo box, radio button, v…v.
Đó là các loại đối tượng khác nhau tạo nên giao diện người dùng (user Interface) cho cửa sổ của một ứng dụng.
Trong windows thì mỗi thành phần đều có các cửa sổ riêng và các đối tượng trên các cửa sổ đó cũng giống như các đối tượng trên cửa sổ của các ứng dụng. Riêng màn hình Desktop thì có thể coi đó cũng là một cửa sổ đặc biệt. Trong đó vùng màn hình hiển thị các biểu tượng của các chương trình như computer, hay Recycle bin là một đối tượng kiểu List View. Còn lại thanh menu Start thì có thể coi đó là 1 cửa sổ con.
Xét về phương diện sử dụng thì người dùng máy tính sẽ thao tác trực tiếp trên các đối tượng của giao diện. mỗi đối tượng là nơi cung cấp thông tin và các khả năng thao tác để người dùng thao tác trên đó. Ví dụ với đối tượng là button thì có:
-Thông tin đối tượng chính là tên của button (tên này bao hàm chức năng của button đó).
-Hành vi của button: Button cho phép người dùng có thể kích hoạt nó bằng cách ấn (press) thông qua nút chuột trái hoặc bàn phím (phím dấu cách hoặc Enter)
Với người khiếm thị vì không nhìn thấy thực hư các đối tượng đó như thế nào nên gặp khó khăn trong việc thao tác. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ và biết cách thao tác trên các đối tượng cơ bản và phổ biến như:
·Button
Cho phép bạn kích hoạt một chức năng nào đó bằng cách ấn vào button khi nó đang được chọn thông qua phím dấu cách (space) hoặc phím Enter hoặc phím tắt dành riêng cho button đó.
·Edit box
Là nơi cho phép bạn nhập liệu text hoặc số
·Combo box
Khi bạn chọn đối tượng này thì nó sẽ sổ xuống và hiện ra các giá trị được định nghĩa trước để bạn chọn. Một số combo box cho phép bạn nhập trực tiếp giá trị.
·Check box
Cho phép bạn đồng ý hay không đồng ý với mục đó. Nếu bạn đồng ý thì bạn chọn và khi đó đối tượng có trạng thái là “checked”, ngược lại đối tượng có trạng thái là “unchecked”
·Radio button
Radio button thường được sử dụng kết hợp trong 1 nhóm các mục khác nhau và người dùng chỉ được chọn 1 trong các mục đó thôi. Thường khi gặp radio button thì bạn phải duyệt qua các radio button còn lại trong nhóm đó để xem tất cả các lựa chọn có thể trước khi chọn một mục.
·List box:
Đối tượng này liệt kê danh sách các mục con và cho phép bạn chọn một (bằng phím dấu cách) hoặc nhiều mục con đó (bằng phím dấu cách và phím shift)
·List view:
Cũng là để liệt kê danh sách các mục con nhưng theo nhiều kiểu bố trí khác nhau. Bạn có thể chọn các mục con giống như List box.
·Tree view:
Là đối tượng có các mục con nhưng theo quan hệ cha – con. Một mục sẽ có nhiều mục con khác,các mục con đó lại có các mục con nữa. Thông tường bạn phải mở rộng cây quan hệ đó ra để tìm mục con mà bạn muốn. Dùng phím mũi tên trái, phải để mở hoặc đóng các nhánh của cây đó.
·Slider
Là thanh trượt cho phép bạn chọn 1 giá trị trong khoảng nào đó. Dùng phím mũi tên để trượt đến giá trị mình mong muốn.
·Static text
Chỉ là nơi hiển thị nội dung text như tên của các đối tượng khác hay một thông báo. Thường bạn không thao tác được trên đối tượng này.
Mối quan hệ giữa các đối tượng
Các đối tượng trên cửa sổ ứng dụng hay trong windows có mối quan hệ với nhau. Đó là quan hệ cha – con.
-Trên Windows có các cửa sổ đang được bật thì các cửa sổ đó là con của Windows.
-Trong mỗi cửa sổ lại có các đối tượng khác, các đối tượng này là con của cửa sổ đó.
-Với một số đối tượng thì lại có các đối tượng con khác.
Việc hiểu được mối quan hệ cha – con giữa các đối tượng sẽ giúp bạn hình dung được việc phân bố chúng và biết cách để duyệt qua các đối tượng này.
Di chuyển qua các đối tượng trên cửa sổ
Mặc định và theo nguyên tắc thì bạn có thể di chuyển đến một số đối tượng phổ biến bằng các cách sau:
-Menu hệ thống: Dùng tổ hợp phím alt + phím dấu cách
-Với menu: Ấn phím alt để chọn menu của cửa sổ.
-Với các đối tượng còn lại thì theo nguyên tắc lập trình giao diện trên Windows, mỗi đối tượng cần có một phím tắt cho phép di chuyển ngay hay kích hoạt đối tượng đó. Hoặc bạn có thể dùng phím tab hoặc shift + tab để di chuyển qua lại giữa các đối tượng.
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn dũng

Nguồn tin: blindtech.com.vn:

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết và tên tác giả nếu bạn đăng lại nội dung ở đây trên các trang web hoặc diễn đàn khác.
 Tags: nvda

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bình luận với facebook

Về admin

Chào bạn! tôi là một người khiếm thị nhưng tôi đam mê tin học. Chính vì vậy, tôi tạo ra trang blog này với mục đích thoả mãn đam mê và đồng thời cũng lấy nơi để có thể chia sẻ với các bạn những gì mà tôi góp nhặt được. Tuy không thật sự lớn lao nhưng hi vọng nó có ích với các bạn. Qua...

Bài viết nổi bật

Thống kê

  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay3,052
  • Tháng hiện tại16,370
  • Tổng lượt truy cập5,448,141
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây