Lập trình Autoit cho người khiếm thị - Các hàm xử lý file cơ bản

Thứ ba - 15/10/2019 08:28
1. giới thiệuXử lý file tức là cách chúng ta tương tác với các file. Ví Như: Tạo file, mở file, đọc file.v.v. vân vân và mây mây.

Cụ thể trong bài này, mình sẽ hướng dẫn anh em xử lý một file text  thông thường. Sẽ có bốn hàm cơ bản bao gồm:
- FileOpen(): Dùng để tạo và mở file
- FileWrite(): Dùng để ghi nội dung cho file
- FileRead(): Dùng để đọc nội dung của file
- FileClose(): Dùng để đóng file sau khi mở

2. Chi tiết

a. cách ghi file

$file = fileOpen('d:\data.txt', 2)
fileWrite($file, 'Xin chào bạn')
fileClose($file)

Giải thích
Ở ví dụ trên, mình đã dùng ba hàm. Các bạn cần xem kỹ từng hàm trước khi đọc phần giải thích này. Cụ thể như sau:

- Dòng đầu tiên mình khai báo hàm fileOpen và gán nó cho biến $file. Hàm này nhận hai giá trị truyền vào là tên file cần mở và chế độ mở file. Có ba chế độ thường dùng là

0: Mở một file chỉ để đọc
1: Mở file  để ghi thêm vào cuối file
2: Mở file và ghi đè vào nội dung đã có

Xem ví dụ, trên, bạn thấy mình đã truyền đầy đủ đường dẫn kèm tên file 'd:\data.txt' cho giá trị thứ nhất và 2 cho giá trị còn lại, tức chế độ mở file.

- Dòng thứ hai mình khai báo hàm fileWrite. Hàm này cũng cần hai giá trị truyền vào. Giá trị thứ nhất là handle được trả về bởi hàm fileOpen. Giá trị thứ hai là nội dung cần ghi vào file.
Như ở ví dụ trên, mình gán hàm fileOpen cho biến $file tức là biến $file đã nắm giữ handle của fileOpen. Chính thế nên giá trị thứ nhất của hàm fileWrite được mình truyền biến $file.

- Dòng thứ ba mình khai báo hàm fileClose để đóng file sau khi ghi xong. Hàm này nhận duy nhất một giá trị chính là handle của hàm fileOpen.

Nếu chúng ta đem chạy khối lệnh gồm ba hàm trên thì ngay lập tức câu xin chào bạn sẽ được ghi vào file data.txt trong ổ d. Với trường hợp file data.txt chưa tồn tại trong ổ D thì hàm fileOpen sẽ tạo ra file data.txt cho chúng ta.

b. Đọc file
Bạn hãy chắc chắn trong ổ D đã tồn tại file data.txt.

$file = fileOpen('d:\data.txt', 0)
$text = fileRead($file)
fileClose($file)
msgBox(0, 'Nội dung của file data.txt', $text)

Ở ví dụ này mình dùng nốt hàm fileRead. Hàm này nhận duy nhất một giá trị là handle của fileOpen và nó trả về nội dung trong file data.txt.
Nếu chạy đoạn mã trên, một hộp message box sẽ xuất hiện để hiển thị nội dung đọc được từ hàm fileRead.

3. Kết luận
Xử lý file là kiến thức rất quan trọng trong mọi ngôn ngữ lập trình. Chính vì vậy, anh em cần nắm vững vấn đề này.
Bốn hàm này cùng với những gì mình vừa giới thiệu chỉ là một chút kiến thức cơ bản nhất của  xử lý file trong Autoit. Nó còn rất nhiều thứ khác nữa sâu xa hơn, đẳng cấp hơn. Anh em có thể từ đây mà nghiên cứu tiếp nhé.

Văn chương thô thiển, hiểu biết giản đơn... Mong anh em thông cảm!

Xem video :
https://www.youtube.com/watch?v=FglFvntLpLo

Tác giả bài viết: Toản Phùng

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết và tên tác giả nếu bạn đăng lại nội dung ở đây trên các trang web hoặc diễn đàn khác.
 Tags: lập trình, autoit

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bình luận với facebook

Về admin

Chào bạn! tôi là một người khiếm thị nhưng tôi đam mê tin học. Chính vì vậy, tôi tạo ra trang blog này với mục đích thoả mãn đam mê và đồng thời cũng lấy nơi để có thể chia sẻ với các bạn những gì mà tôi góp nhặt được. Tuy không thật sự lớn lao nhưng hi vọng nó có ích với các bạn. Qua...

Bài viết nổi bật

Thống kê

  • Đang truy cập37
  • Hôm nay641
  • Tháng hiện tại26,890
  • Tổng lượt truy cập5,418,791
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây